Now you can Subscribe using RSS

Submit your Email
BÀI TẬP ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
Bài tập yoga chữa bệnh gout
đơn giản, hiệu quả tại nhà
ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
Địa chỉ chữa bệnh gout
uy tín, chất lượng nhất tại TP. HCM.
THUỐC NAM CHỮA BỆNH GOUT
Chữa bệnh gout bằng bài thuốc dân gian
hiệu quả, dễ thực hiện .

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Nguyên nhân gây bệnh gút không phải ai cũng biết?

Unknown

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút là một dạng của viêm khớp. Nguyên nhân chính gây bệnh là do lượng đạm nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết dẫn đến sự tăng cao của acid uric trong máu. Khi acid uric tăng đến một mức độ nào đó (mức độ này phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng người), chúng sẽ kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat. Các tinh thể urat này sẽ lắng đọng trong màng hoạt dịch của khớp gây viêm khớp. Nó cũng có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, các mô ở dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy.

Bệnh gút liên quan mật thiết đến lượng acid uric trong máu. Đây là chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên của các nhân purin trong cơ thể. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều chất đạm như thịt đỏ, hải sản, sữa, phủ tạng động vật… hoặc uống nhiều rượu, bia thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.



Bên canh đó, các số liệu thống kê còn cho thấy, người có tiền sử bệnh tiềm ẩn; gia đình có người mắc bệnh gút; mắc các bệnh khác như béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận, huyết áp cao hoặc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc làm giảm khả năng bài tiết acid uric (aspirin, thuốc lợi tiểu…) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, biến chứng nguy hiểm hơn.

Xem thêm:

>> Biến chứng bệnh gút có nguy hiểm không?

>> Dưa chuột chữa bệnh gút có hiệu quả không?

Triệu chứng của bệnh gút

Bệnh gút cấp tính có triệu chứng điển hình nhất là sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp. Các cơn đau thường dữ dội, đặc biệt đau tăng nặng sau khi uống rượu, ăn các loại phủ tạng động vật, hải sản… Đau nhức vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ, có thể kèm theo sốt. Cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể tự hết trong vòng dưới 7 ngày. Những khớp hay bị gút tấn công là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân, khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, các khớp nhỏ của bàn tay. Đôi khi gút còn có thể gây đau ở tất cả những khớp nhỏ trên cơ thể.

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu bệnh gút thường không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ việc xét nghiệm máu thấy nồng độ acid uric trong máu cao. Do đó, nếu không khám và làm các xét nghiệm thường xuyên, bạn khó có thể phát hiện bệnh. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân sau khi điều trị dứt các cơn đau khớp cấp đều tưởng rằng bệnh đã khỏi hẳn, không tiếp tục điều trị triệt để. Điều này sẽ tạo điều kiện để gút âm thầm tiến triển thành gút mãn tính.

Gút mãn tính sẽ có biểu hiện đa dạng hơn, có thể là viêm nhiều khớp cùng lúc mang tính đối xứng, các khớp biến dạng, các cơn đau kéo dài liên tục, lần sau nặng hơn lần trước. Đôi khi bệnh nhân còn có thể sờ thấy những u cục dạng hạt nhỏ không đau ở vùng gân, đầu ngón tay, gót chân.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Biến chứng bệnh gút liên quan đến việc hình thành các tinh thể urat. Vị trí các tinh thể này lắng đọng sẽ quyết định loại biến chứng mà bệnh nhân gút có thể mắc phải. Cụ thể:

– Tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophy ở khớp có thể làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp. Khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế. Các hạt tophy còn có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

– Với những bệnh nhân gút mãn tính, muối urat lắng đọng trong thận có thể tạo thành sỏi thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận và tăng huyết áp. Nếu có nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn ngược dòng) sẽ gây viêm thận, áp xe thận…

– Trường hợp các tinh thể urat lắng đọng ở mạch vành tim thì có thể gây ra nhồi máu cơ tim và dẫn tới đột tử.

– Một số trường hợp tinh thể urat còn lắng đọng dưới da tạo thành các u, cục gây đau và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.

Nguồn internet

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Nguyên nhân triệu chứng bệnh gút?

Unknown
Bệnh gout từ xưa trong dân gian đã xem là một căn bệnh của nhà giàu, và có liên quan trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng của người bị mắc phải, đây là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới, do cơ thể dưa thừa một lượng lớn acit uric, mà nguyên nhân gây ra thường là ăn uống không khoa học, uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Bệnh gút nặng có thể dẫn tới phá hủy, biến dạng khớp, đồng thời làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp… Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này, bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn và biết cách đề phòng bệnh nhé!

Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Theo Y học hiện đại, gút được xếp trong nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa, các vi tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch gây sưng đau các khớp, ngoài ra urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như ở gân, túi thanh dịch, ngoài da, ngoài móng tay, chân, màng ngoài tim, cơ tim, van tim. Gút chia làm hai loại gút nguyên phát và gút thứ phát. Bệnh gút nguyên phát gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric còn bệnh gút thứ phát là do ăn nhiều gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua, uống nhiều rượu, do tăng cường thoái giáng purin nội sinh và do giảm thải acid uric qua thận.

Y học cổ truyền gọi bệnh gút là thống phong, nguyên nhân do ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng, đau, co duỗi vận động khó. Lúc đầu bệnh còn ở bì phu kinh lạc, lâu ngày tà khí vào gân xương, tạng phủ. Khí huyết, tân dịch ứ  trệ lâu ngày hóa đàm, đàm uất kết thành u cục quanh khớp, dưới da. Bệnh biểu hiện nhiều năm, đôi khi xuất hiện đợt cấp làm tổn thương can thận, làm biến dạng các khớp. Y học cổ truyền cho rằng thống phong có thể quy thuộc phạm trù chứng tý và chia làm 2  thể bệnh là thể phong thấp nhiệt (đợt cấp) và thể đàm thấp ứ trệ (mạn tính).

Xem thêm:


Triệu chứng thường gặp khi bị gout


Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi  xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng. Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.

Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi .

Nguồn internet

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút?

Unknown
Bệnh gút gây ra những biến chứng nguy hiểm, Những bệnh nhân khi tới phòng khám xương khớp chữa bệnh gút nói riêng và các bệnh viện nói chung khi không thể đi lại được. Bệnh gút khi đã phát triển trong một thời gian dài thường gây ra những biến chứng bệnh gút sau:

1 Sinh hoạt bị đảo lộn: 

Các đợt đau tới thường xuyên hơn, làm cho bạn mất ngủ. Mất ngủ dẫn đến một loạt các vấn đề như mệt mỏi, căng thẳng stress, tâm trạng thay đổi cũng là những nguyên nhân giám tiếp làm cho bệnh gút nặng lên

2. Khuyết tật: 

Những cơn đau gút thường xuyên gây ảnh hưởng tới việc đi lại, làm việc nhà, sinh hoạt hàng ngày. Gây teo cơ, tiêu xương dẫn đến thương tật vĩnh viễn.

3. Tophi: 

Tophi là kết quả của sự lắng đọng của tinh thể urat xuất hiện dưới da trong giai đoạn gút mạn tính. Tophi thường xuất hiện ở tay, chân, khủy tay, mắt cá chân và tai, những u cục tophi xuất hiện dưới da và không gây đau, trừ những lúc cơn đau gút bục phát tophi bị viêm và sưng. Tophi tiếp tục phát triển dẫn đên sự phá hủy các mô của các khớp và cuối cùng là phá  hủy khớp.

4 Sự phá hủy khớp

Nếu bệnh gút không kịp thời ngăn chăn và điều trị , cường độ các đớt đau ngày càng tăng lên  thường xuyên, viêm do các đợt tấn công kéo theo đó là  sự hình thành các hạt tophi, gây thiệt hại trực tiếp lên các mô khớp, phá vỡ sự liên kết giữa của mô khớp dẫn đến tình trạng không đi lại được.

Xem thêm:


5. Sỏi thận: 

Các tinh thể urat ngoài sự hình thành các hạt tophi tại khớp đồng thời cũng hình thành tại thận. hình thành sỏi thận, một lượng urat lắng đọng tại thận làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

6. Suy thận: 

Theo National Kidney Foundation, mối tương quan giữa bệnh gút và suy thận thường đi cung nhau, những người mắc bệnh gút thường sẽ dẫn đến suy thận và ngược lại. 


7. Bệnh tim mạch:  

Bệnh gút thường xảy ra  trên những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim.Nếu được chấn đoán sớm bệnh gút có thể được chữa khỏi, nếu tình trạng bệnh nặng đã xuất hiện các u cục tophi và kèm theo một trong số các biến chứng nêu trên, yêu cầu người bệnh phải tuân thủ chế độ điều trị phối hợp tốt với bác sĩ thông qua bộ phận tư vấn và chăm sóc bệnh nhân tại nhà.

Việc tuân thủ chế độ ăn và sử dụng thuốc đúng phát đồ sẽ giúp bệnh nhân gút ngăn ngừa sự tái phát bệnh.

Tại phòng khám đa khoa Viện Gút sỡ dĩ đã điều trị thành công trên nhiều bệnh nhân biến chứng nặng bởi sự tuân thủ và phối hợp của bệnh nhân và bác sĩ, sự kiêm trì không bỏ cuộc đã giúp cho bệnh nhân cái phục hồi đáng kể.

Nguồn internet


Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Biểu hiện của bệnh gút cấp tính như thế nào?

Unknown
Bệnh gút (gout) có những biểu hiện khá đặc trưng như viêm, sưng, nóng, tấy đỏ, đau ở khớp. Thường gặp nhất là khớp ngón chân, cổ chân, gối, khớp bàn tay. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. 

Biểu hiện  của cơn gút cấp tính.

Gút cấp tính biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tính  và dữ dội của khơp ngón bàn chân cái, cho nên còn gọi là bệnh “ gout do viêm”.

Cơn viêm cấp của bệnh thường xuất hiện  sau một tình trạng như:

  • Sau bữa ăn nhiều rươu thịt.
  • Sau chấn thương hoặc phẩu thuật.
  • Sau lao động nặng, đi lại nhiều, đi giẩy quá chật
  • Sau những sang chấn về tinh thần: quá xúc động, cảm động. quá căng thẳng, lo lắng….
  • Nhiễm khuẩn cấp


Khoảng 50% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hoá, nhức đầu mệt mỏi, đi tiểu nhiều và nóng buốt, sốt nhẹ…

Khoảng 60-70% cơn cấp biểu hiện ở ngón bàn ngón chân cái.

Đang đêm khuya  bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn ngón cái (một bên), đau dữ dội cường độ đâu gia tang từng ngày, những cơn đau buốt và dữ dội, đau không thể chịu nổi, chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng làm cho cơn đau tang.

Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết,  trong khi các khớp khác bình thường.


Toàn thân: sốt nhẹ mệt mỏi, lo lắng, mắt  nổi tia đỏ, khát nước nhiều, táo bón, tiểu tiện ít và đỏ.  

Chế độ ăn uống không hợp lý và ít vận động đang là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể sốt cao, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, thời gian này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Sau vài năm, bệnh trở thành mạn tính.

Ở giai đoạn này, khớp có thể bị biến dạng, hạn chế vận động các khớp, các u cục nổi lên ở khớp, gọi là cục tophi. Nhiều trường hợp gây ra biến chứng sỏi thận, suy thận, bệnh tim mạch. Phần lớn những người bị gút thường bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, do vậy, nguy cơ tim mạch là rất lớn.

Xem thêm 

>> Biến chứng của bệnh gút có nguy hiểm không?

>> Thuốc điều trị bệnh gút có an toàn không?

Nguồn internet

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Chữa bệnh gút hiệu quả nhanh chóng chi phí rẻ

Unknown
Gút trong lịch sử được coi là bệnh của vua chúa hay bệnh của người giàu vì thường xuất hiện trên những người ăn uống thừa chất. Ngày nay người ta biết rõ rằng bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh gút.

Phương thuốc chữa trị bệnh gút rất đơn giản và rẻ tiền:

Cải bẹ xanh (lá cải hơi có vị đắng, người ta hay gọi là cải đắng) dùng để nấu nước uống hàng ngày. Nước uống này có tác dụng đào thải chất axit uric. Uống hàng ngày, thay nước lọc, dù thấy bệnh đã khả quan vẫn tiếp tục uống để axit uric không còn cơ hội tái tạo và tích tụ trong cơ thể nữa.


Những thực phẩm người bị bệnh gút phải kiêng:

Những thực phẩm động vật và đồ biển giàu purin, chất purin sản sinh ra các tinh thể axit uric ứ đọng trong các mô mềm và khớp.
Do vậy, nếu bạn không bị bệnh gout thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ biển. Nếu bạn là người "nghiền" đồ biển thì bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng bạn không nên ăn thường xuyên.

Cá trích

Người bị bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng bệnh nhân gút tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gút.

Xem thêm:

>> Biến chứng của bệnh gút có nguy hiểm không?


Bia, rượu

Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gút. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ axit uric mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể của bạn.

Rượu cũng không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gút. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc bạn nên kiêng rượu hoàn toàn.

Thịt đỏ


Hàm lượng purin trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Nước uống có đường

Những người có nguy cơ mắc bệnh gút nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.

Nội tạng động vật

Theo các chuyên gia khuyên, những bệnh nhân gút không nên tránh ăn các loại thịt nội tạng, như gan, thận, lá lách..

Nguồn internet

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Những triệu chứng bệnh gút khó nhận biết

Unknown
Khi hiểu được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout mọi người sẽ dễ dàng nhận biết bệnh sớm hơn đồng thời áp dụng những cách phòng ngừa đúng cách cho hiệu quả cao nhất.

Bất kì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh gout, nhất là những người thường xuyên uống rượu bia nhiều và ăn nhiều thức ăn có chứa đạm. Vì bệnh ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà nguy hiểm hơn bệnh có thể gây biến dạng xương khớp, làm mất khả năng vận động. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh mà việc hiểu rõ những thông tin về bệnh cũng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của mình.

Thông tin bổ ích:


>> Nguyên nhân bệnh gút không phải ai cũng biết?

Triệu chứng của bệnh gout


Một số triệu chứng sớm của bệnh gout mà bạn nên chú ý để nhận biết bệnh dễ dàng hơn, hỗ trợ tích cực các điều trị bệnh hiệu quả.

– Xuất hiện đau tại vùng bàn tay và bàn chân, cảm giác đau nhức là cảm giác thấy khá dễ dàng mà bạn không nên bỏ qua.

– Sưng, viêm đỏ: Tại ngón tay và ngón chân cái sẽ xuất hiện tình trạng sưng đau và kèm theo đó là cơn đau cũng có thể xuất hiện tại các khớp lân cận như khớp gối, bàn cổ tay, mắt cá.

– Khó vận động: Do xương khớp bị tổn thương viêm nên quá trình vận động của bệnh bị gián đoạn, rất khó vận động vì cơn đau buốt.

– Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng và trở nên mãn tính thì có thể làm mất khả năng vận độc, biến dang xương khớp, hình thành nên cục tophi do tinh thể urate lắng đọng trong mô mềm.

Trên đây là những dấu hiệu bệnh gout vì vậy nên bạn thấy xuất hiện các triệu chứng này thì nên áp dụng ngay các loại thuốc điều trị bệnh, giảm đau kháng viêm giúp trị bệnh sớm được loại bỏ. Hi vọng rằng những cảnh báo trên đây sẽ giúp mọi người cảnh giác hơn về căn bệnh này nhé!

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Cây thuốc nam chữa bệnh gút hiệu quả bất ngờ

Unknown

Chữa bệnh gút bằng bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt là loài cây quen thuộc được nhiều người sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Tuy nhiên, lá lốt còn được dùng như một vị thuốc quý để chữa các chứng bệnh đau nhức xương khớp, trong đó có bệnh gút. Theo Đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong trừ thấp, chỉ thống rất tốt cho những bị đau nhức gân cốt và xương khớp.


>> Đậu xanh chữa bệnh gút hiệu quả bất ngờ

Để chữa bệnh gút với lá lốt, chúng ta có cần áp dụng hai bài thuốc uống và thuốc ngâm sau đây:

Bài thuốc uống:

Mỗi ngày, sắc 5-10g lá lốt khô với 2 chén nước sao cho còn 1 chén, uống ấm sau khi ăn tối. Uống trong 10 ngày liên tục sẽ giảm đau nhức trong xương, đồng thời thanh lọc và giải độc cho cơ thể.

Bài thuốc ngâm chân tay:

Dùng 30g lá lốt còn tươi đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước. Sau khi nước sôi thì nhấc xuống và cho thêm chút muối, chờ nước nguội bớt thì ngâm chân tay bị đau nhức trong 30 phút. Thực hiện bài thuốc này trong vòng 1 tuần, vào buổi tối trước khi đi ngủ kết hợp với bài thuốc uống trên đây sẽ giảm đau nhức hiệu quả nhanh chóng.

Cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam từ cây sói rừng


Cây sói rừng là loài thảo dược mọc hoang nhưng rất giàu dược tính. Theo Đông y, cây sói rừng có tác dụng hoạt huyết, khu phong trừ thấp, giải độc tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch cho xương khớp.

Từ lâu, dân gian đã biết cách sử dụng cây sói rừng để chữa các chứng bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp hay bệnh thống phong mang lại tác dụng rất tốt với bài thuốc sau đây:

Dùng 15-30g rễ cây sói rừng đem rửa sạch, sau đó đem nấu với nước và uống thay nước trong ngày. Mỗi ngày uống nước từ rễ cây sói rừng sẽ giúp người bị bệnh gút giảm bớt những cơn đau và thải trừ độc tố trong cơ thể mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Cách chữa bệnh gút từ cây nở ngày đất 

Cây nở ngày đất là một loại cây thân thảo mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi khô. Qua nhiều nghiên cứu, y học đã nhận thấy rễ và lá cây nở ngày đất có chứa nhiều các thành phần như flavones, flavonoïdes, gomphrenol và saponines có khả năng giảm đau cho cơ bắp, ức chế các acid uric trong máu và đảo thải các độc tố trong cơ thể, có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh gút.


Để điều trị bệnh gút và các bệnh về xương khớp, chúng ta có bài thuốc từ cây hoa nở ngày đất như sau:

Đem 200g cây hoa nở ngày đất tươi, bao gồm tất cả các bộ phận của cây rửa sạch rồi sắc với 1,5 lít nước sao cho còn lại chừng 1/2 lít thì uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, có thể nấu lại nước 2 hoặc nước 3 để uống trong ngày cũng rất tốt. Sau khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì bớt liều lượng thuốc còn lại khoảng 100g sắc uống bình thường.

Trên đây là một số cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam hiệu quả người bệnh có thể tham khảo để chữa bệnh cho mình. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp, kiêng các thực phẩm có chứa đam có nguồn gốc purin như hải sản, thịt đỏ, trứng gia cầm… hạn chế các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất kích thích để tránh bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.

Coprights @ 2016, Blogger Templates Designed By Templateism | Distributed By Gooyaabi Templates